Thứ bảy, 18/05/2024 - 14:17
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
"Lá chắn thép" nơi biên cương

Bài 2. “Bức tường thành” nơi biên giới

“Mỗi bản làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ” ở vùng biên A Lưới trở thành “Bức tường thành” bất khả xâm phạm, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.

Huyện A Lưới có nhiều nét văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc được lưu giữ theo từng thế hệ bao đời nay; là huyện có 28 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn 18 xã, thị trấn (trong đó có 12 xã biên giới), 97 thôn, bản, tổ dân phố nằm tựa lưng vào dãy rừng Trường Sơn hùng vĩ. Các dân tộc trên địa bàn đều giàu truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp to lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; là địa bàn có tỉ lệ Liệt sĩ và anh hùng lực lượng vũ trang cao nhất cả nước. Tọa lạc ở các sườn đồi, vách núi; các bản, làng đều đóng vai trò rất quan trọng trong giữ đất, giữ làng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhất là đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Quang cảnh bản làng ở xã A Roàng, huyện A Lưới.

 

Ông Lê Văn Trình, già làng thôn Paris Kavin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới cho biết: “Bà con thôn Paris - Kavin có 127 hộ/465 nhân khẩu sinh sống được bao quanh bởi những dãy núi hùng vĩ; trước đây cuộc sống bà con vất vả lắm, nhờ các Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang quan tâm giúp đỡ, các gia đình đều có nhà ở ổn định; các hủ tục lạc hậu được xóa bỏ dần. Bà con luôn đoàn kết, gắn bó bên nhau làm ăn... Mặc dù, lợi dụng những khó khăn của bà con, một số phần tử xấu đến tặng quà để tuyên truyền, kích động bà con nhân dân đi theo bọn chúng… Nhưng bà con rất tin tưởng vào Đảng, chính quyền, không vì khó khăn thiếu thốn mà tin theo. Nếu có những trường hợp như vậy xảy ra bà con phản ánh lên thôn, lên xã để ngăn chặn kịp thời”.

Các đồng bào dân tộc thiếu số ở A Lưới sống rải rác thành nhiều điểm dân cư nhỏ, các điểm tụ chủ yếu theo dòng họ, có những người dân từ nơi khác đến định cư nhưng rất đoàn kết tạo thành một mối quan hệ có tính chất huyết thống đi theo một phong tục tập quán nhất định. Nhiều dòng họ tập trung lại tạo thành một làng, một cộng đồng dân cư. Các bản làng có nơi cách xa nhau, phải đi qua nhiều ngọn đồi, nhiều con suối. Thế nhưng trong làng được tổ chức khá chặt chẽ theo truyền thống dòng họ, có già làng người am hiểu phong tục tập quán của làng và được mọi người kính trọng.

Hằng năm các bản làng có nhiều lễ hội truyền thống như Lễ hội A Za, Lễ hội vào nhà mới, Lễ hội đâm trâu, A riêu ping… Lợi dụng những khó khăn của đồng bào, trong những dịp diễn ra các sự kiện lớn, một số phần tử phản động tuyên truyền kích động bằng nhiều hình thức như hỗ trợ kinh phí để các thôn, bản tổ chức lễ hội, kèm theo bài tuyên truyền kích động, nói xấu chính quyền hoặc là tuyền truyền bà con xóa bỏ các hoạt động văn hóa truyền thống của mình… Hay lợi dụng một số làng nghề truyền thống tại địa phương có thu nhập thấp để kích động, mua chuộc, quảng bá những công việc có lợi nhuận cao hơn như buôn bán, vận chuyển ma túy, săn bắt động vật trái phép, đốt nương làm rẫy... Trước những cám dỗ đó, các bản, làng địa phương luôn đoàn kết một lòng tin theo cấp ủy, chính quyền, gìn giữ bản sắc dân tộc của đồng bào mình, chấp hành nghiêm pháp luật, quy định của địa phương, thôn, bản…

Người dân Pa Cô tại huyện A Lưới tổ chức lễ hội Aza Koonh. Ảnh CTV.

 

Đặc biệt, nhiều bản làng tiếp giáp biên giới đã kết nghĩa với bản, làng của nước bạn Lào để cùng nhau tham gia bảo vệ đường biên giới, cột mốc; thực hiện nghiêm Quy chế biên giới, quy định pháp luật của mỗi nước, chung sức xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đã trở thành một mô hình tiêu biểu trong đập tan âm mưu chia sẽ đoàn kết hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Lào… Điểm sáng của mô hình “kết nghĩa bản - bản” đó là thôn A Tin, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào. Hay cặp “lương duyên” giữa thôn Âr Bả Nhâm, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới và bản Sê Sáp, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông.

Trung tá Nguyễn Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế, cho biết, từ ngày thôn A Tin và bản Ka Lô kết nghĩa đã tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và Nhân dân thôn A Tin hỗ trợ vật chất, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân bản Ka Lô. Nhân dân hai bên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cùng với lực lượng biên phòng tuần tra đường biên, mốc giới. Mặc dù các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, kích động bà con hai nước với nhiều cách thức rất tinh vi, xảo quyệt nhưng các bản làng và mỗi người dân luôn đoàn kết bên nhau, không tin theo bọn chúng, chung tay bảo vệ đường biên giới thêm vững chắc. Không những thế, người dân ở các bản đối diện hai bên biên giới còn cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị, giúp bộ đội biên phòng phát hiện, xử lí hàng trăm vụ vi phạm pháp luật; lực lượng dân quân thôn, bản còn thường xuyên phối hợp với các đồn, trạm biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới; chống các tệ nạn xã hội, hủ tục từng bước được đẩy lùi, thắt chặt thêm tình hữu nghị hai nước anh em Việt – Lào.

Thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới tặng quà cho bà con bản bản Ka Lô, huyện Sê Kông nước bạn Lào.

 

Theo chị Hồ Thị Hè, Trưởng thôn Âr Bả Nhâm, xã Quảng Nhâm cho biết, thì từ ngày hai bản Âr Bả Nhâm, xã Quảng Nhâm và bản Sê Sáp, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông  kết nghĩa và qua công tác vận động tuyên truyền của thôn, xã và lực lượng vũ trang nên người dân trong 2 bản đã dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Cùng với đó 2 bên đã cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc quy chế về đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới hai nước Việt Nam – Lào, đời sống từng bước được nâng lên.

Cùng với sự nỗ lực của lực lượng vũ trang, nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín đã trở thành nòng cốt trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Điển hình như già làng Quỳnh Nghề (73 tuổi), ở thôn A Niêng, xã Hồng Trung, là một trong số đảng viên tiêu biểu. Khi chúng tôi đến gặp ông cũng là lúc ông trở về nhà sau khi cùng lực lượng chức năng hoàn thành việc tuần tra cột mốc 661 trên tuyến biên giới Việt – Lào. Trao đổi với chúng tôi ông cho biết: Việc tuần tra đường biên, cột mốc có vai trò quan trọng nên tôi đã đề xuất thành lập tổ tự quản đường biên, cột mốc ở thôn A Niêng. Đến nay đã có 100% số hộ dân trong thôn tham gia vào tổ tự quản này. Hàng tháng, các tổ thay nhau tuần tra dọc đường biên, cột mốc, nếu phát hiện các vụ việc xảy ra thì sẽ báo ngay đến các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ, chia rẽ đoàn kết dân tộc, bảo vệ chủ quyền biên giới”.

Già làng Quỳnh Nghề (ngoài cùng bên phải) cùng các lực lượng tuần tra đường biên, cột mốc. Ảnh CTV.

 

Sát cánh cùng các già làng trưởng bản, mỗi người dân trên tuyến biên giới luôn nêu cao truyền thông quê hương cách mạng, noi gương học tập các anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tích cực làm ăn, đoàn kết gắn bó bên nhau phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới, từ trước đến nay các bản làng trên vùng quê A Lưới bà con rất đoàn kết, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong chống chọi với thiên tai, thú dữ; cũng như trong chiến tranh chống kẻ thù chung của dân tộc, đặc biệt mỗi người dân trở thành một “chiến sĩ” tạo thành mạng lưới dày đặc trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân…

Có thể thấy rõ, mặc dù đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, nhận thức có phần hạn chế nhất định, nhưng các thôn, bản trên vùng biên A Lưới như là những “pháo đài”, mỗi người dân như là những “chiến sĩ” tạo thành mạng lưới trong giữ đất, giữ rừng, đấu tranh phản bác, ngăn chặt kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Quân đội, cấp ủy, chính quyền địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới..

Bài, ảnh: ĐỨC CHINH – HOÀNG TRUNG

Bài 3: Chủ động tiến công, tiêu diệt mầm mống

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội