Thứ bảy, 18/05/2024 - 19:13
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làng chiến đấu Cự Nẫm

 Cự Nẫm là một xã ở phía Tây Bắc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cự Nẫm luôn đi đầu trong phong trào sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi của huyện, hai lần được Đảng và Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng.

           

Giáo viên, học sinh xã Cự Nẫm ôn lại lịch sử hào hùng của xã.

         Đầu tháng 3 năm 1947, Cự Nẫm rào làng chiến đấu. Hàng rào được làm bằng các lớp tre ngà gai nhọn bao bọc lấy tuyến 2 và tuyến 3, mỗi tuyến cách nhau từ 20 đến 30 mét. Giữa các tuyến có có các trận địa chiến đấu và hào giao thông nối ra ngoài.

        Ngày 28/3/1947, sau khi chiếm được thị xã Đồng Hới, giặc Pháp điều động hơn 500 lính thủy đánh bộ và bộ binh cơ giới đánh vào Bố Trạch. Sau hai ngày giao tranh ác liệt, chiều 29/3/1947 chúng chiếm được quận lỵ Hoàn Lão. Cuối tháng 4/1947, quân Pháp theo đường tỉnh lộ 2 ồ ạt tiến vào Cự Nẫm. Chúng đi đến đâu, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng mõ của dân làng vang lên đến đấy giục giã quân dân về vị trí chiến đấu.

       Sáng ngày 2/5/1947, quân địch chia làm hai cánh tiến vào làng. Cánh từ Hoàn Lão kéo lên lọt vào vòng vây của ta, bị bộ đội, du kích nổ súng, ném lựu đạn bỏ chạy tán loạn. Du kích vác cuốc, thuổng đuổi theo đánh đến Khe Cầy. Cánh thứ hai đi đường núi từ Kẻ Hạc (Vạn Trạch) vừa đến vọng gác Đồng Vàng thì bị chặn đánh. Nhiều tên bị dân quân tự vệ tiêu diệt ngay trên núi. Trận này ta diệt được 14 tên, làm bị thương 25 tên.

Xã Cự Nẫm đón nhận Huân chương Lao động hạng 3, năm 1985.

       Bị thua đau, giặc Pháp rất cay cú. Hôm sau chúng lại tiến về Cự Nẫm theo hai hướng. Một cánh theo đường tỉnh lộ 2 đi lên. Một cánh theo sông Son đổ bộ vào Khương Hà đánh xuống. Lần này bộ đội, du kích đồng loạt xông lên, tiếng mõ, tiếng trống của dân làng làm náo động cả một vùng, chúng phải bỏ chạy. Lần thứ 3, rút kinh nghiệm từ hai lần trước, chúng cho một trung đội thiện chiến bí mật luồn sâu vào làng. Chờ lúc chúng co cụm đội hình, ta bất ngờ nổ súng tấn công, tiêu diệt được 5 tên và nhiều tên khác bị thương.

        Tính đến ngày 17/5/1947, giặc Pháp đã tổ chức 5 cuộc hành quân lớn, nhỏ đánh vào Cự Nẫm. Lần nào chúng cũng phải bỏ chạy và để lại nhiều xác chết. Chi bộ Đảng đã phát động Nhân dân đào hầm chữ đinh khắp làng và bố trí thêm nhiều vọng gác bí mật, trang bị đầy đủ vũ khí cho các tổ “tam giao”. Sau khi đóng được đồn Hoàn Lão và đồn Thọ Lộc, tháng 7/1947, địch tổ chức nhiều cuộc hành quân đánh vào Cự Nẫm. Bằng chiến thuật phục kích đánh đòn bất ngờ, du kích chủ động tấn công vào những nơi chúng không ngờ nhất. Vừa đến xóm Troong thì bị du kích bắn súng, ném lựu đạn chết 5 tên, chúng chạy như ong vỡ tổ. Chạy đến Rú Nguốn, chúng lại bị du kích phục hai bên đường đổ ra đánh tiếp, tiêu diệt thêm 6 tên địch.

       Tháng 8/1947, chúng bắt đầu dùng thủ đoạn bắt giáo dân đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng đi vào làng. Khi 2 trung đội địch lọt vào giữa trận địa mai phục của ta, các tổ “tam giao” đồng loạt nổ súng, giáo dân quay trở lại hợp tác với bộ đội, du kích, tiêu diệt 12 tên.

        Gần 5 tháng đánh chiếm, quân thù không sao đè bẹp được ý chí chiến đấu quật cường của quân dân Cự Nẫm. Lần nào chúng cũng ôm đầu máu tháo chạy về đồn. Sau thất bại thảm hại, giặc Pháp huy động một lực lượng lớn đi trên 3 xe ô tô vào làng thì bị du kích bất ngờ tấn công, tiêu diệt 10 tên địch, địch quay đầu chạy  bỏ chạy.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất năm 1947, phát động phong trào học tập Cự Nẫm “rào làng chiến đấu”; khẳng định trận địa giữa lòng dân Cự Nẫm vững chắc như “bức thành đồng”. Năm 1948, giặc Pháp tổ chức nhiều cuộc càn quét, đánh vào cả nơi bà con đang tản cư nhưng đều bị thất bại. “Làng chiến đấu kiểu mẫu” Cự Nẫm đã làm giặc Pháp mất ăn mất ngủ.

Từ ngày mùng 1-3/3/1948, địch tập trung 250 quân, 40 xe quân sự, 7 ca nô càn quét Cự Nẫm. Địch bắt 200 nông dân đi trước làm lá chắn để tiến vào làng. Chờ cho nông dân đi qua vọng gác Động Dôn, du kích Cự Nẫm giật bom tiêu diệt xe đi đầu. Tổ cảm tử quân do đồng chí Nguyễn Triêm chỉ huy đã giật nổ 3 quả bom, diệt 45 tên. Vì lực lượng quá chênh lệch, quân ta phải rút khỏi Cự Nẫm. Dù chiếm được làng nhưng quân địch cũng phải trả giá đắt, gần 100 tên bị tiêu diệt, 4 xe quân sự, 1 ca nô bị phá hủy.

       Xã Cự Nẫm trở thành “làng chiến đấu kiểu mẫu” của Liên khu 4. Ngày 6 tháng 7 năm 1948, Thường vụ Khu ủy 4 phát động “cuộc vận động Cự Nẫm” là đơn vị kiểu mẫu của Liên khu. Cự Nẫm được Chính phủ tặng danh hiệu “Cự Nẫm oai hùng”.      Sau gần 4 năm bị bức phá, ngày 20/12/1951, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Cự Nẫm. Sau ngày hòa bình lập lại, Cự Nẫm thành hợp tác xã nông nghiệp điển hình, là ngọn cờ đầu của miền Bắc.

       Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Cự Nẫm trở thành “làng mặt trận”, “làng một đêm”. Binh trạm 14 đóng ở Cự Nẫm là trạm trung chuyển Bắc - Nam, đưa con em miền Bắc vào Nam đánh Mỹ. Ông Trần Minh Khiêm, nguyên là Chủ tịch xã Cự Nẫm cho biết: “Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, giặc Mỹ đã trút xuống Cự Nẫm hàng ngàn tấn bom, đạn ở vị trí cuối đường chiến lược Ba Trại, trên trục đường đi Xuân Sơn. Chúng đã bị quân dân Cự Nẫm cùng bộ đội pháo cao xạ bắn rơi 3 máy bay. Ngày 19 tháng 4 năm 1966, quân dân Cự Nẫm đã bắn rơi một chiếc thần sấm F105 của Mỹ bằng súng bộ binh, được tặng thưởng Huân chương chiến công, lực lượng bán vũ trang của Cự nẫm được công nhận đơn vị Quyết thắng”.

Một góc của xã Cự Nẫm ngày này.

        Trong Đại hội thi đua “Hai giỏi” của tỉnh Quảng Bình, Cự Nẫm được công nhận là đơn vị có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, 75% dân số được công nhận danh hiệu “Hai giỏi”. Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của Đảng bộ và Nhân dân Cự Nẫm trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là những thành tựu trong thời kỳ đổi mới. Ngày 01/01/ 1996, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT cho Nhân dân xã Cự Nẫm. Ngày nay những người con Cự Nẫm vẫn viết tiếp trang sử hào hùng của quê hương, xứng danh với danh hiệu anh hùng trong giai đoạn mới. 

HOÀNG MINH ĐỨC            


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội