Thứ bảy, 18/05/2024 - 18:49
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làng đỏ anh hùng

 Phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An xưa gọi là xã Yên Dũng Thượng. Được vinh dự gọi tên Làng Đỏ bởi nơi đây có phong trào yêu nước, cách mạng sôi nổi mạnh mẽ, có chi bộ Đảng và các tổ chức quần chúng “đỏ” như nông hội đỏ, xích vệ đỏ, phụ nữ cứu quốc, hội ái hữu, hội tương tế… Từ rất sớm gắn với những địa danh nổi tiếng ở trong xã và lân cận như Núi Quyết, sông Lam, Trường Thi, Bến Thuỷ, Đình Trung, Chùa Nia, Dăm Mụ Nuôi...

Đình Trung nơi từng chứng kiến dân Yên Dũng Thượng nổi giận chống lại bọn thực dân, quan lại hà khắc.

   Đây là nơi Xứ uỷ Trung Kỳ chọn làm căn cứ hoạt động gây dựng phong trào, là nơi nhiều cuộc mít tinh, biểu tình liên tục nổ ra chống áp bức bóc lột, đòi giảm sưu, giảm thuế, cấp ruộng đất công. Tiêu biểu là cuộc biểu tình 1-5- 1930, hàng ngàn người dân Yên Dũng Thượng tập trung xuống đường hòa với khối người đông đảo từ các ngả xuất phát từ sáng tinh mơ cùng kéo vào thành phố. Đồng chí Nguyễn Đôn Nhoãn, cán bộ công hội đỏ làng Yên Dũng Thượng, là người đầu tiên xông lên cướp súng trường từ trong tay tên giám binh Pơ-ti đập xuống đường gãy nát khi hắn dùng sung hành hung những người biểu tình…”

Dăm Mụ Nuôi - nơi đây vào ngày 3/4/1930 là nơi thành lập Chi bộ Cổng sản đầu tiên. 

    Trong Cách mạng tháng Tám và Chín năm kháng chiến chống Pháp, Hưng Dũng luôn xứng đáng với cái tên gọi vẻ vang đó. Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, truyền thống làng Đỏ càng được khơi dậy, kế tục, phát huy mạnh mẽ ngay trong trận đầu và suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.

    Ở một vị trí “chiến lược” gần cảng Bến Thủy, phà Bến Thủy, gần kho xăng lớn, nhà máy ép dầu thực vật; có cơ quan đầu não của tỉnh, của thành phố chuyển đến; là nơi tập kết trú quân của nhiều đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào tuyến trong cho nên Hưng Dũng là trọng điểm đánh phá số một của địch. Ngay từ trận đầu ngày 5-8-1964, kho xăng, kho dầu bị đánh khói lửa ngút trời. Ngay từ trận đầu nhân dân Làng Đỏ đã chứng tỏ được ý chí kiên cường không hổ thẹn với tiền nhân. Kẻ địch tưởng bất ngờ đánh vổ mặt khiến chúng ta không kịp trở tay, không thể kháng cự nhưng chúng đã nhầm. Chính bọn chúng bị bất ngờ trước lưới lửa dày đặc của lực lượng phòng không Nhân dân trong đó có sự góp lửa của những khẩu súng trường thô sơ.

    Thừa thắng xốc tới, lực lượng dân quân tự vệ Hưng Dũng được củng cố, đội dân quân trực chiến được thành lập, được trang bị ba khẩu 12 ly 7. Trận địa chính ở dăm Mụ Nuôi – nơi ra đời chi bộ Làng Đỏ - nhưng thường xuyên cơ động đến nhiều vị trí. Đội ban đầu nửa nam, nửa nữ, dần dần con trai lên đường nhập ngũ, còn lại hầu hết là nữ đã lập nhiều chiến công oanh liệt: Ngày 1- 9 - 1967, hợp đồng cùng bộ đội phòng không bắn rơi một máy bay Mỹ; ngày 25 -7- 1968 bắn rơi một chiếc F4 H, bắt sống giặc lái; đêm 6-9-1968 cùng dân quân Hưng Thủy (nay là phường Bến Thủy) vượt sông Lam bắt tên trung tá lái máy bay nhảy dù ngoài bãi soi; thường xuyên góp lửa cùng tự vệ dân quân thành phố, các trận địa cao xạ, tên lửa bắn rơi nhiều máy bay bảo vệ các đoàn tàu hỏa, tàu thuyền vận tải trên sông Lam, bến phà, bến cảng. Ngoài trực chiến, lực lượng dân quân cùng nhân dân trong xã, các xã lân cận bên sông Lam san lấp hàng ngàn mét khối đất đá, đào hàng trăm âu cho tàu thuyền vào trú ẩn; tháo gỡ, rà phá, kích nổ hàng ngàn quả bom nổ chậm, bom từ trường, thuỷ lôi. Dân quân Làng Đỏ còn thành lập “Đội Thép” gồm 13 người sang phục vụ bờ Nam phà Bến Thuỷ suốt thời gian địch đánh phá ác liệt.

Nữ dân quân Nguyễn Thị Dần bên khẩu 12ly7 từng bắn cháy máy bay Mỹ.

    Với thành tích trên, lực lượng dân quân tự vệ Hưng Dũng vinh dự được Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng ngay đợt tuyên dương đơn vị Anh hùng đánh Mỹ đầu tiên trên miền Bắc. Riêng đội trực chiến được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất. Chị Nguyễn Thị Dần, O dân quân Làng Đỏ tiêu biểu, bí thư chi đoàn Đội trực chiến, người trực tiếp chỉ huy bắn rơi máy bay Mỹ được mời sang Liên Xô tham quan, học tập.

Trao đổi với chúng tôi, chị Dần chia sẻ: “Chúng tôi nổ súng giòn giã, hợp đồng cùng các lực lượng khác uy hiếp máy bay Mỹ làm cho chúng đánh trật mục tiêu. Vũ khí tuy thô sơ nhưng biết đánh và quyết đánh thì cũng lợi hại không kém các loại hiện đại. Lúc máy bay Mỹ nhào xuống bắn rốc két, bay thấp thả thuỷ lôi, hạ độ cao bổ nhào xuống ném bom thì súng 12 ly 7 phát huy tác dụng nhất. Thực tế, chúng tôi đã bắn cho chúng tan xác đấy! Chúng tôi đã góp phần đập tan âm mưu xâm lược “đưa miền Bắc trở về với thời kỳ đồ đá” của Đế quốc Mỹ, góp phần giúp bà con giữ vững sản xuất, bảo vệ Thành Vinh, bảo vệ tàu thuyên vận tải trên sông, các đoàn xe qua phà chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn...”             

    Chúng tôi vào thăm Đình Trung nơi hội họp bàn định những chủ trương, quyết sách quan trọng của Xứ ủy Trung kỳ, nơi ghi dấu bao sự kiện lịch sử của Làng Đỏ. Ra thăm Dăm Mụ Nuôi, cái tên dân giã mà nổi tiếng cả tỉnh, được công nhận Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Đây chính là nơi thành lập chi bộ Đảng Hưng Dũng, một trong những chi bộ đầu tiên của Đảng. Từ nơi đây, lửa đạn vút lên tiêu diệt lũ Thần sấm, Con ma, bảo vệ vùng trời, vùng đất Thành phố đỏ, bảo vệ đường sông, bến phà, bến cảng – huyết mạch giao thông quan trọng của miền Bắc…

Một góc của làng Đỏ ngày nay.

        Bước chân trên con đường thảm nhựa mịn màng ra thăm Dăm Mụ Nuôi, lòng tôi rưng rưng xúc động. Con đường này xưa là lối mòn qua những gò hoang, bụi rậm, những ao đầm tù đọng in dấu chân bao chiến sĩ cộng sản bí mật qua lại Chùa Nia, Dăm Mụ Nuôi. Và cũng chính con đường này đã in đậm dấu chân của những chiến sĩ dân quân khiêng súng 12 ly 7 ra trận địa dăm Mụ Nuôi tiêu diệt lũ giặc trời. Bây giờ nó trở thành con đường biểu tượng của ấm no của xây dựng nông thôn mới, đưa ta trở về với quá khứ hào hùng và hướng tới tương lai chói ngời sắc đỏ.  

                                                            ĐINH THANH QUANG

 

                                                            

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội